Thiết kế nhà mái ngói nên chọn phương án lợp hay dán ngói?
Biện pháp thi công lợp ngói

Nội dung bài viết

Trong thực tế khi lên kế hoạch thiết kế nhà, sau đó đến giai đoạn xây nhà nhưng vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về cách thức thi công, kiểu mẫu của phần mái, đặc biết các thiết kế mẫu nhà mái ngói.
Có chủ nhà thích sự chắc chắn, nhưng cũng có người thích vẻ đẹp đúng “CHẤT” truyền thống của mái nhà.

Chọn lợp ngói hay dán ngói khi xây dựng nhà?

1. Phương án dán ngói

1.1. Biện pháp thi công (cách dán ngói lên mái bê tông cốt thép)

Có hai cách thi công mái dán ngói:
– Cách 1: Người thợ sẽ phủ hồ lên toàn bộ mái bê tông rồi đặt ngói lên trên lớp hồ còn đang ướt.
– Cách 2: Người thợ sẽ dùng hồ, vữa hoặc gạch thẻ làm giả những thanh mè trên mái bê tông rồi sau đó lại dùng hồ hoặc vữa gắn ngói vào mè (thanh mè giả).

Cách dán ngói lên mái bê tông cốt thép

Cách dán ngói lên mái bê tông cốt thép

1.2. Bản vẽ mái bê tông dán ngói

Bản vẽ kết cấu mái bê tông dán ngói

Bản vẽ kết cấu mái bê tông dán ngói

Bản vẽ các chi tiết mái bê tông dán ngói

Bản vẽ các chi tiết mái bê tông dán ngói

1.3. Nhược điểm của mái nhà dán ngói

Mái bê tông đúc nghiêng sau đó dán ngói lên, khối lượng bộ mái khá nặng, bao gồm dầm, cột, tấm sàn, vữa hồ…
Mái bê tông dán ngói bị lưu nhiệt trong kết cấu, thời gian xây dựng nhà khá lâu và phức tạp.
Mái bê tông có hệ số tản nhiệt thấp, do vậy rất nóng về mùa hè.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm, lúc nắng và lúc mưa rất lớn do vậy gây co ngót mạnh cho mái bê tông
Sự co ngót của bê tông là nguyên nhân gây ra vỡ ngói dán bên trên làm thấm, dột mái bê tông.
Việc xử lý thấm dột của mái bê tông dán ngói là cực kỳ khó khăn và không triệt để do phải đục bỏ toàn bộ phần ngói và xử lý bằng các loại hóa chất chống thấm.
Ngoài ra còn phụ thuộc vào tay nghề của thợ, liên kết giữa lớp hồ và ngói bị yếu đi, làm ngói dễ bị bung và trượt khỏ mái, gây nguy hiểm.

1.4. Chi phí dán mái ngói

Chi phí cao hơn so với lợp ngói.

1.5. Khi nào chọn phương án thi công mái nhà dán ngói?

Nên chọn cách dán ngói cho các diện tích nhỏ (sự co ngót ít và khối lượng bê tông cũng giảm) như mái cổng, mái viền trên cửa, mái hắt ban công…

2. Phương án lợp ngói

2.1. Biện pháp thi công lợp ngói

Lợp mái theo cách truyền thống dùng kèo, rui, mè… mà hiện nay thường dùng hệ sắt hộp hoặc hệ thép mạ thì có khối lượng ngói nhẹ hơn
Các viên ngói liên kết trên giàn không phải bằng cách bị “dán” cứng lên tấm bê tông, nên có thể co giãn tốt theo thời tiết.
Việc thi công lợp ngói theo trình tự của nhà sản xuất khá đơn giản và sửa chữa nhà sau này cũng dễ dàng vì có thể gỡ từng viên thay vì phải đục ra.
Ngói lợp hiện nay được sản xuất trên các công nghệ tiên tiến nên có kích thước khá chuẩn, có cấu tạo gờ chắn nước mưa khá tốt.
Nếu lợp đúng quy cách của nhà sản xuất quy định thì rất khít khao và chắc chắn.
Hiện nay các hãng sản xuất ngói như Đồng Tâm, Đồng Nai, CPAC Monier, Nakamura… đều có hướng dẫn chi tiết cách lợp với hệ giàn thép hoặc gỗ sao cho hiệu quả và thẩm mỹ.

Biện pháp thi công lợp ngói

Biện pháp thi công lợp ngói

2.2. Chi phí lợp mái ngói

Nếu dùng hệ khung thép thì tổng chi phí của mái lợp ngói chỉ bằng khoảng 60% so với phương án dán ngói.

2.3. Khi nào chọn phương án xây dựng nhà mái lợp ngói?

Nên chọn cách lợp ngói đối với hệ mái diện tích rộng và dĩ nhiên phải có thiết kế chi tiết, tính toán số lượng đòn tay, rui mè chính xác

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest