Hướng dẫn tự sửa mái tôn đơn giản tại nhà
Hướng dẫn tự sửa mái tôn, máng xối tại nhà

Nội dung bài viết

Mái tôn được sử dụng nhiều trong thiết kế, thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như:
– Mái tôn chống nóng – chống ồn.
– Mái tôn vòm sân thượng, mái tôn che cửa sổ.
– Mái tôn che sân tennis, khu vui chơi giải trí, quán cafe, hồ bơi, quán ăn, nhà hàng, …
– Mái tôn nhà bảo vệ, mái tôn cho các công trình nhà tạm khi xây dựng các công trình.
– Mái tôn nhà xưởng, mái tôn nhà kho, mái tôn nhà xe
Mái tôn có các ưu điểm như: giảm thời gian thi công, tiết kiệm chi phí, dễ dàng sửa chữa, có nhiều kiểu mẫu mã để lựa chọn về sắc màu, kiểu dáng và chất liệu, …
Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì mái tôn không tránh được những hư hại, hỏng hóc do những sự cố của tự nhiên như ăn mòn kim loại gây dột mái tôn, gió – bão gây tốc mái tôn gây ra sự phiền toái ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất kinh doanh của bạn.

Hướng dẫn tự sửa mái tôn, máng xối tại nhà

Hướng dẫn tự sửa mái tôn, máng xối

Hướng dẫn tự sửa mái tôn nhà ở, nhà xưởng, kho, siêu thị

Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng dột mái tôn:

1/ Do mua phải tôn kém chất lượng tấm tôn bị thủng ngay từ đầu. Các bạn nên mua tôn lợp từ những nhà sản xuất tôn uy tín, các đại lý lớn, được ủy quyền từ nhà sản xuất.
2/ Dột từ những vị trí nối tôn:
+ Mối nối dọc-song song với xà gồ.
+ Mối nối ngang -vuông góc với xà gồ.
Nếu mái tôn có độ dốc nhỏ thì khi gặp trời mưa, … lượng nước thoát không kịp gây tràn vào các vị trí nối phía cuối mái.
3/ Dột từ những mũ đinh:
+ Do joint cao su tại bộ phận mũ đinh bị lão hóa.
+ Do gió, bão làm mũ đinh bị bật lên dẫn đến hở goăng
+ Do tác động của nắng mưa lâu ngày, mũ đinh bị rỉ sét….
4/ Các vị trí bị trầy xướt làm hỏng lớp phủ bảo vệ của tôn. Thời gian sẽ làm các vị trí này bị oxi hóa gây dột.
5/ Nhà thầu thi công xây dựng khi thi công lắp đặt khung vì kèo kết cấu thép và tấm lợp thi công không đúng kỹ thuật, làm mái tôn bị cong, vênh, nên bị trũng nước tại các vị trí đó

Sửa mái tôn bị dột

Sử dụng chất liệu POLYSEAL để thi công, vât liệu này có đặc tính:
– Độ dẻo cao: với màng keo có thể chịu được sự co ngót của mái tôn mà không bị nứt, xé mái.
– Độ bền: có độ bền cao khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sự thay đổi của thời tiết đặc biệt là khí hậu nắng ẩm mưa nhiều tại Việt Nam.
– Bộ bám dính tuyệt hảo: khả năng bám dính rất mạnh lên các bề mặt của sàn bê tông, tôn sau khi đã bị lão hóa.
– Phù hợp với mọi địa hình của mái tôn: loại keo này có dạng lỏng lên khá phù hợp cho việc thi công mọi địa hình và mái tôn khác nhau.

Quy trình thi công

– Quét lớp keo thứ nhất lên vị trí chống dột.
– Dán lớp lưới chịu lực ngay sau khi quét lớp thứ nhất.
– Quét lớp keo thứ hai ngay sau khi dán lớp lưới.
– Tiến hành kiểm tra chất lượng sau khi quét lớp thứ hai (xem có hở lưới hay không).
– Quét lớp keo thứ ba tại các vị trí bị hở lưới (nếu có).

Sửa máng xối

Tùy vào chất lượng hiện tại của mái tôn mà các bạn quyết định là sửa máng xối hay thay máng xối mới.

Đơn giá làm mái tôn tham khảo

Đơn giá làm mái tôn dao động từ 330.000 đ/m2 đến 430.000 đm/2.

Đơn giá làm mái tôn phụ thuộc vào các yếu tố

+ Loại khung thép vì kèo: V40x40 hay V50x50,..
+ Độ dày của tôn, số lớp của tôn (1 lớp, 3 lớp,..)
+ Nhà sản xuất tôn, mỗi nhà sản xuất có quy trình quản lý và chất lượng tôn khác nhau như tôn: Hoa Sen, Đông Á, Việt Nhật (Phương Nam), Nam Kim,…
+ Loại tôn: tôn cách nhiệt, chống ồn, trang trí,…
+ Công trình có khối lượng lớn hay nhỏ? Có mặt bằng thi công thuận lợi? Xe chuyển vật tư vào được đến tận chân công trình? Hay công trình nằm trong hẻm sâu, ngõ nhỏ?,…
Nếu gặp khó khăn trong việc tự sửa chữa mái tôn, máng xối, thì các bạn xem Bảng giá Dịch vụ sửa chữa nhà của Nha247.vn để được phục vụ nhanh nhất.

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest