Kinh nghiệm thi công mái bê tông dán ngói không dột
Thi công mái dốc bê tông dán ngói

Nội dung bài viết

1. Cấu tạo mái dốc bê tông

– Mái bê tông được áp dụng rộng rãi trong thi công xây dựng nhà ở có cấu tạo gần giống cấu tạo sàn phẳng nhưng mái phải đảm bảo được yêu cầu về cách nhiệt, chống dột, chịu được mưa nắng.
– Mái bê tông làm mới nên dùng bê tông mác 200 (20Mpa), trong trường hợp đặc biệt về mặt chịu lực của kết cấu mái mới dùng đến mác 300 (30Mpa), vì:
+ Bê tông mác càng cao thì càng dễ bị nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm.
+ Bê tông thấp hơn 200: không đủ độ chống thấm.
– Thành phần bê tông mái cần tăng thêm lượng cát và giảm đá dăm so với bê tông thông thường để dễ đổ và đầm hơn

Cấu tạo chi tiết mái dốc bê tông dán ngói

Cấu tạo mái dốc bê tông dán ngói

2. Ưu nhược điểm của mái bê tông

a) Ưu điểm của mái bê tông

– Chống ồn
– Giữ cho khoảng áp mái sạch sẽ, không bị bụi bẩn trong không trung
– Tăng cường độ bền vững cho mái khi gặp gió bão.

b) Nhược điểm của mái bê tông

– Kết cấu bê tông nặng nề, tốn kém cho hệ dầm, cột và móng và bị lưu nhiệt trong kết cấu, thời gian thi công lâu và phức tạp.
– Mái bê tông có hệ số tản nhiệt thấp, do vậy rất nóng về mùa hè.
+ Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm, lúc nắng và lúc mưa rất lớn do vậy gây co ngót mạnh cho mái bê tông.
+ Sự co ngót của bê tông là nguyên nhân gây ra vỡ ngói dán bên trên làm thấm, dột mái bê tông.
Việc xử lý thấm dột của mái bê tông dán ngói là cực kỳ khó khăn và không triệt để do phải đục bỏ toàn bộ phần ngói và xử lý bằng các loại hóa chất chống thấm.

3. Kỹ thuật đổ bê tông, chống thấm mái nhà

a) Đầm bê tông:

+ Vữa bê tông nếu không được đầm thì bên trong lớp vữa vẫn còn độ rỗng rất lớn. Nếu tồn tại các độ rỗng như vậy thì sau khi bê tông đã đóng rắn thì kết cấu bê tông không đặc chắc, chịu lực kém, dễ bị thấm.
+ Đầm bê tông sẽ đảm bảo vữa bê tông lấp kín được các khoảng hở của cốt thép, bao bọc được hoàn toàn cốt thép, đảm bảo được độ bền, khả năng chống thấm tốt

b) Gia cường bề mặt, chống thấm mái:

+ Sau khi đầm lại và xoa phẳng mặt bê tông, tiến hành rắc một lớp bột xi măng rất thưa lên bề mặt bê tông rồi dùng bàn gỗ xoa thật kỹ mặt bê tông.
+ Khi đó ta được một lớp mặt bê tông nhẵn phẳng dày khoảng 2mm, gọi là lớp mặt gia cường.
+ Những ngày sau, bề mặt bê tông có màu xanh bóng và hầu như không thấm nước.
Lớp mặt gia cường có tác dụng tăng cường an toàn thấm cho bê tông mái, phòng khi có thể bị khuyết tật khi đầm.

c) Bảo dưỡng mái bê tông:

Việc bảo dưỡng ẩm cần được tiến hành ngay sau khi gia cường bề mặt bê tông để đảm bảo bê tông không bị nứt mặt do bị mất nước.

4. Kinh nghiệm đổ bê tông mái dốc

Khi dán ngói trên mái bê tông cần chú ý:
– Dán ngói trên mái bê tông cũng dán từ dưới lên trên, từ trái qua phải đối với ngói sóng nhỏ và từ phải qua trái đối với ngói sóng lớn.
– Liên kết viên ngói với mái bằng một lớp hồ vữa, khi vữa đã đủ độ cứng thì lấy bay thép cắt bỏ phần vữa thừa và làm nhẵn.
– Khoảng cách mương nóc phải đúng tiêu chuẩn, nếu khoảng cách lớn quá thì viên ngói nóc sẽ phủ không hết mương nóc và gây ra dột nóc.
– Tùy vào thiết kế của mái mà ngói rìa có thể được lắp đặt bằng vít chuyên dụng hoặc vữa; khi lắp phải áp sát vào tấm riềm trang trí bên hông, bắn vít hoặc dùng vữa dẻo khô rải đều ở phần tiếp xúc.

5. Chi phí đổ mái bê tông

– Có đơn giá bằng 100% diện tích mái ngói – bê tông cốt thép ( bao gồm hệ ri tô và ngói lợp), tính theo mặt nghiêng hoặc 50% diện tích sàn xây dựng, tùy thuộc vào từng công trình cụ thể.
– Thông thường thì nếu chi phí làm mái tôn là 2 thì chi phí làm mái bằng là 5 và chi phí làm mái nghiêm là 10. Để biết thêm thông tin chi tiết, anh/chị xem Bảng giá thi công sửa chữa của Nha247.vn

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest