7 bước thi công chống thấm mái bê tông
Chống thấm mái bê tông bị nứt

Nội dung bài viết

Thi công chống thấm mái bê tông bị nứt

Các nguyên nhân thấm dột

– Trong quá trình thi công xây dựng nhà, chủ nhà không giám sát kỹ chất lượng đổ bê tông, dẫn đến chất lượng bê tông không được tốt:
+ Bê tông có cường độ chịu nén cao (Mác bê tông) dễ xảy ra hiện tượng nứt: mác lớn hơn 300 dễ bị nứt.
+ Do đổ nhiều lần bê tông khác nhau cho một sàn, chất lượng bê tông khác nhau, không có biện pháp xử lý nên bị nứt theo mạch tiếp giáp này.
+ Khi đổ bê tông xong, tháo cốp pha nhanh hơn so với thời gian quy định (Tiến độ thi công nhà phần thô, … ).
+ Đầm không kĩ trong quá trình đổ bê tông.
+ Đổ bê tông không đều, độ dày sàn không đều, thường ở giữa bị mỏng hơn.
+ Đổ bê tông lúc nhiệt độ ngoài trời cao.
+ Bảo dưỡng bê tông chưa tốt.
+ Do bố trí thép thưa, nối buộc thép không cẩn thận
+ Do bê tông không bao phủ qua hết thép khi đổ bê tông
– Do tải trọng:
+ Trong quá trình thi công chất tải nhiều hơn so với tính toán của thiết kế (chất gạch, xi măng lên trên sàn để xây) hoặc tải tường hay thiết bị quá lớn trên sàn mà thiết kế không tính đến
– Do nền móng: Móng lún không đều giữa các cột, do nhà bị xoắn.
– Do công trình có mái và sàn đã cũ, bị nứt, hở hoặc bị đọng nước lâu ngày.
Sơn chống thấm mái bê tông

Chống thấm mái bê tông bị nứt

Các bước thực hiện chống thấm mái bê tông

Các bước thực hiện sơn chống thấm mái bê tông
– Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sân thượng, sàn mái bê tông
+ Đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa
+ Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm, các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
+ Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
+ Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt.
+ Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay hay máy hút bụi công nghiệp.
– Bước 2: Tiến hành quét lót toàn bộ chân tường giữa sàn và tường gạch xây bằng vữa hồ dầu Sika Latex + xi măng + nước.
Đo đạc và cắt lưới Fiber Glass (lưới sợi thủy tinh) dán lên các vị trí chân tường, góc cạnh của sàn. Sau đó đợi lớp lưới Fiber Glass đã được cố định trên lớp lót trước khi phủ chống thấm lên.
– Bước 3: Quét hoặc lăn bằng rulo toàn bộ sàn, chân tường bằng hoá chất tinh thể thẩm thấu gốc nước Water Seal DPC (Úc) với định mức 0,2 lít/ m2.
Hoá chất Water Seal DPC với tác dụng thẩm thấu sâu bên trong bê tông, phản ứng Silic lấp đầy các lỗ mao rỗng bê tông, đồng thời làm bê tông đặc chắc, kéo dài tuổi thọ bê tông, giúp hàn gắn vết nứt bê tông lên tới 0,3 mm.
Đây là vật liệu rất quan trọng nhất giúp độ bền chống thấm kéo dài 20 – 30 năm.
– Bước 4: Trộn hỗn hợp hoá chất tạo màng chống thấm đàn hồi xi măng FOSMIX bằng máy khoan tay loại mạnh tốc độ chậm (600v/p) gắn với lưỡi trộn thích hợp.
Cho thành phần A (lỏng) vào trong 1 thùng sạch. Cho máy trộn chạy và cho thành phần B (bột) vào từ từ.
Trộn trong khoảng 3 phút cho đến khi có được hỗn hợp đồng nhất.
– Bước 5: Tiến hành thi công 02 lớp hỗn hợp màng chống thấm FOSMIX bằng chổi quét lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, hộp kỹ thuật đã được dải lưới.
Quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh lỗ mọt bọt khí, thời gian quét lớp thứ 2 cách lớp thứ nhất từ 2-3 giờ đồng hồ.
– Bước 6: Sự khô chậm của màng gốc xi măng đảm bảo sự bảo dưỡng đồng nhất và tính năng chống thấm cao. Sau khi thi công lớp thứ 2 xong, ta lấy bạt che chắn để lớp chống thấm thoát hơi nước chậm, nếu trời râm mát thì không cần thiết.
– Bước 7: Sau 24 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng hòan thành, các lớp chống thấm khô ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm thu.

Sika chống thấm mái bê tông

Sơn chống thấm thường được tổng hợp từ các chất Acrylonitrile và Alkylsiloxan,… Các sản phẩm thường được sử dụng để chống thấm mái bê tông:
+ Sikaproof Membrane.
+ Sika Latex.
– Các lưu ý khi thực hiện thi công chống thấm bằng Sika
+ Không sử dụng sản phẩm làm bề mặt chịu sự đi lại trực tiếp.
+ Không được pha loãng với dung môi.
+ Khi đã mở thùng, nên sử dụng hết sản phẩm.

Giá Sikaproof Membrane chống thấm mái

Giá tham khảo từ 38.000 đến 51.000 tùy vào quy cách đóng gói loại 6kg hay 18kg và số lượng mua.

Sika chống thấm mái bê tông

Sikaproof Membrane chống thấm mái

Giá sikatop seal 107 chống thấm

Giá tham khảo khoảng 27.000 đ/kg đến 28.000 đ/kg phụ thuộc vào số lượng mua.

Xử lý mái bê tông bị nứt

Khi thấy trên trần nhà có xuất hiện những vết nứt chân chim, vết nứt chạy cắt ngang trần, trần bị ố màu, có vị trí bị đọng nước và bị nhỏ giọt xuống dưới, và cứ sau mỗi lần mưa là lại thấm nước ở góc tường.
Để khắc phục sự cố chống thấm mái bê tông , Nha247 đưa ra giải pháp dưới đây để bạn tham khảo chống thấm cho công trình của mình.
Để khắc phục sự cố đọng nước cần xử lý chống thấm mái bê tông, chống thấm sàn bê tông, và chống thấm máng sối bê tông triệt để bằng cách thực hiện theo các bước sau:
+ Bóc bỏ hoàn toàn lớp gạch lát sàn khu vực bị thấm và bóc rộng ra xung quanh, bóc tới bề mặt bê tông và vệ sinh sạch sẽ.
+ Dùng dung dịch chống thấm pha trộn theo tỷ lệ định mức và quét bao phủ toàn bộ bề mặt khu vực thấm.
+ Dải cấy lưới thép trên bề mặt sàn mái bê tông, máng sối bê tông.
+ Trộn vữa xi măng cát vàng có pha dung dịch chống thấm theo định mức tỷ lệ, cán đều bề mặt sàn mái bê tông, máng sối bê tông.
+ Cán lát lại sàn bê tông hoàn thiện lại bề mặt hiện trạng, và cán tạo độ dốc đảm bảo cho máng sối bê tông thoát nước tốt.
Tham khảo bài viết sau để biết Đơn giá thi công sửa chữa nhà mới nhất. Nha247 sẽ tới khảo sát thực tế hiện trạng thấm nứt sàn bê tông, thấm máng sối bê tông nhà bạn và áp dụng biện pháp thi công hiệu quả triệt để với chi phí tốt nhất cho công trình của gia đình bạn.

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest